Cấu tạo của aptomat:
– Tiếp điểm
Aptomat thường có 2 đến 3 loại tiếp điểm, tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang.
Với các aptomat nhỏ thì không có tiếp điểm phụ. Tiếp điểm thường được làm bằng vật liệu dẫn điện tốt nhưng chịu được nhiệt độ do hồ quang sinh ra, thường làm hợp kim Ag-W,Cu-W hoặc . Khi đóng mạch thì tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Nh ư vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính. Tiếp điểm phụ được sử dụng để tránh hồ quang cháy lan sang làm hỏng tiếp điểm chính.
– Hộp dập hồ quang
Thường sử dụng những tấm thép chia hộp thành nhiều ngăn cắt hồ quang thành nhiều đoạn ngắn để dập tắt.
Các móc bảo vệ
– Móc bảo vệ dòng cực đại
Để bảo vệ thiết bị điện khỏi 3 bị quá tải, đặc tính A-s của móc bảo vệ phải nằm dưới đặc tính A-scủa thiết bị cần bảo vệ. Cuộn hút điện từ được mắc nối tiếp với thiết bị. Khi dòng điện vượt quá giá trị cho phép thì tấm thép động 2 bị hút, cần chủ động được kéo lên, lò xo 6 kéo cần bị động ra, tiếp điểm mở ra ngắt mạch điện qua thiết bị.
– Móc bảo vệ kiểu rơ-le nhiệt
Kết cấu này rất đơn giản như rơ-le nhiệt bao gồm phần tử nung nóng mắc nối tiếp với
mạch chính, tấm kim loại (bi-metal) giản nở nhả móc ngắt tiếp điểm khi dòng điện qua
thiết bị thiết bị lớn. Nhược điểm của loại này là quán tính nhiệt lớn.
– Móc bảo vệ thấp áp
Cuộn hút mắc song song với mạch điện chính, khi điện áp thấp, lực hút của cuộn hút giảm yếu hơn lực lò xo 3, móc 4 bị kéo lên, lò xo 6 kéo tiếp điểm aptomat ra.
Nguyên lý hoạt động
– Điện áp định mức : là giá trị điện áp làm việc dài hạn của thiết bị điện được aptomat đóng ngắt.
– Dòng điện định mức : là dòng điện làm việc lâu dài của aptomat, thường dòng định mức của aptomat bằng 1.2-1.5 lần dòng định mức của thiết bị được bảo vệ.
– Dòng điện tác động Itd: là dòng aptomat tác động, tuỳ thuộc loại phụ tải mà tính chọn tác động khác nhau. Với động cơ điện không đồng bộ pha rotor lồng sóc thì thường Itd=1.2-1.5 It, với It làaptomat bảo vệ được thiết bị thì đặc tính A-s của aptomat phải thấp hơn đặc tính A-s của thiết bị
Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, Aptomat được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật Aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phàn ứng 4 không hút.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút phàn ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.
Ap Điện Hải Hùng – :
Aptomat (MCB hay MCCB) thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang)